Không nên bắt đầu và kết thúc trước cửa nhà vệ sinh tránh việc có mùi và không khí đến từ nhà vệ sinh làm ảnh hưởng những khu vực khác trong nhà. Giao thông đi lại trong nhà cũng được bố trí thông thoáng để dễ dàng cho sự di chuyển và dọn dẹp, sử dụng những đồ nội thất tối giản đa năng để tiết kiệm diện tích. Các bậc lên xuống cầu thang phải kín, vì các khe hở giữa các bậc dễ thành nơi vui chơi cho các bé nhỏ trong nhà gây nguy hiểm đến sự an toàn của các bé.
1. PHONG CÁCH
Phải có sự tương đồng về phong cách vật liệu giữa trong và ngoài nhằm tạo nên thể thống nhất trong toàn ngôi nhà để tránh sự chênh vênh lệch quá nhiều về thị giác. Ví dụ như mặt tiền tiết kế phong cách hiện đại thì nội thất bên trong cũng thiết kế theo phong cách hiện đại. Mặt tiền theo phong cách bán cổ điển nội thất nên theo phong cách bán cổ điển
2. MẶT TIỀN HẸP
Với mặt tiền hẹp lại xây nhiều tầng, nên thiết kế và trang trí phân vị hình khối, tuyến theo chiều ngang, để tạo cảm giác rộng hơn và không bị choáng ngợp bởi chiều cao. Tạo tỉ lệ cân xứng về thị giác. Mặt tiền cần bố trí thoáng mát không quá thô có thể tạo những mảng xanh mềm mại và tạo cái nhìn thoải mái nhưng không lạm dụng quá nhiều làm rối mắt.
3. CHIẾU SÁNG
Yếu tố quan trọng này thường bị bỏ qua, đặc biệt đối với những ngôi nhà phố tại các thành phố lớn, với diện tích không lớn, thường xây cao nên vấn đề thông gió chiếu sáng cần được quan tâm. Thứ nhất là để tận dụng ánh sáng tự nhiên, đen đến sự thông thoáng cho ngôi nhà. Thứ hai, lấy ánh sáng tự nhiên sẽ hạn chế thắp sáng, tiết kiệm năng lượng điện cho gia chủ. Chính vì thế, khi thiết kế nhà phố cần lưu ý vấn đề chiếu sáng lấy gió từ giếng trời, mặt tiền.
4. HỆ CỬA
Không phải nhiều là tốt, số lượng nên phù hợp với kích thước ngôi nhà, nếu mở quá nhiều sẽ đón không khí lưu thông quá mạnh dễ ảnh hưởng đến sức khỏe, nếu mở quá ít thì không khí không thể lưu thông dẫn đến ẩm mốc. Tốt nhất nên dùng loại mở được ra ngoài sẽ tiết kiệm được không gian bên trong nhà, dễ dàng để khí thoát hiểm, có thể sử dụng cửa sổ lùa ở vị trí có gió mạnh, tránh gây hư hại vỡ kính. Cửa sổ có mặt tiền hạn chế sử dụng cửa gỗ vì tiếp xúc trực tiếp khí hậu nắng mưa sẽ gây co ngót, bạc màu, xuống cấp rất nhanh.
Kích thước và thiết kế nên hài hòa với ngôi nhà cà hệ thống cửa sổ. Không phải cao to là tốt, vì không khí dễ dàng thoát ra ngoài gây đối lưu không khí. Cửa đi có chức năng bảo vệ cao nên thiết kế vật liệu xây dựng .
5. BAN CÔNG
Sàn ban công nên thấp hơn 1,5cm – 4cm, so với sàn trong nhà để tránh nước mưa lớn thoát không kíp sẽ tràn vào nhà. Tốt nhất mỗi ban công nên có hai phễu thu, để phòng khi một trong hai ống bị nghẹt, hạn chế trồng cây vì lá cây có thể gây bít tắt phễu thu.
Chiều cao dao động trong khoảng 0.9m -1.2m số tầng càng cao thì lan can thì phải tương xứng để tạo cảm giác an toàn,c ác khe hở thanh sắt không nên rộng hơn 15cm và hạn chế làm các thanh ngang, vì khi trẻ em chơi đùa rất dễ leo trèo thò tay hoặc đút đầu qua khe gây tai nạn.
6. SỰ ĐỒNG NHẤT
Thang giữa các tầng trong cùng một ngôi nhà nên được đồng nhất các trục bố trí sao cho không gian trong nhà được đồng nhất đảm bảo các luồng khí thông suốt, giữ nguồn sáng ổn định cho cả ngôi nhà. Không nên bắt đầu và kết thúc trước cửa nhà vệ sinh tránh việc có mùi và không khí đến từ nhà vệ sinh làm ảnh hưởng những khu vực khác trong nhà.
Giao thông đi lại trong nhà cũng được bố trí thông thoáng để dễ dàng cho sự di chuyển và dọn dẹp, sử dụng những đồ nội thất tối giản đa năng để tiết kiệm diện tích. Các bậc lên xuống cầu thang phải kín, vì các khe hở giữa các bậc dễ thành nơi vui chơi cho các bé nhỏ trong nhà gây nguy hiểm đến sự an toàn của các bé.